Zing News - Tri thức trực tuyến

M

Vạch mặt giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam


Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông.

>> Báo TQ: Tàu cảnh sát biển Việt Nam ngăn chặn giàn khoan 981 Trung Quốc





Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: Dàn khoan HD 981 trên Biển Đông, tháng 5-2012 - Ảnh: Xinhua

Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong việc hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông khi trong thông báo hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15 độ 29’58” vĩ Bắc-111 độ 12’06” kinh Đông từ ngày 2-5 đến 15-8-2014. Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.

Giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, nằm trong chiến lược đầu tư khai thác dầu khí ở Biển Đông của nước này.

Tại buổi lễ đặt tên là “Offshore Oil Aircraft Carrier” (Hàng không mẫu hạm dầu mỏ) cho giàn khoan HD 981, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin tuyên bố: ‘Thiết bị khoan dầu dưới biển sâu của Trung Quốc đã bắt đầu chuyển động và nó rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của Trung Quốc”.

Sau tuyên bố trên, Hàng không mẫu hạm dầu mỏHD 981 đãbắt đầu hoạt động ở Biển Đông từ ngày 9-5-2012 tại khu vực biển cách Hongkong khoảng 320 km về phía đông nam. Giàn khoan này nằm trong mục tiêu Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (năm 2005-2010): Chế tạo 6 tàu thuộc 5 chủng loại chuyên lắp đặt công trình dưới biển ở độ sâu 3.000 m nhằm tạo một hạm đội liên hợp với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỉ USD).

Giàn khoan HD 981 là giàn khoan bán chìm thế hệ sáu, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu và điều hành, do Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuyền Trung Quốc hợp tác sản xuất với tổng vốn đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (tương đương 19.020 tỉ đồng). Nhiệm vụ chính là khoan giếng thăm dò, khoan giếng sản xuất, hoàn thành giếng khoan và sửa chữa giếng khoan trên biển Đông. Giàn khoan cũng có thể được điều động đến các khu vực biển sâu ở Đông Nam Á và Tây Phi.

Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, có thể khoan tới độ sâu 12.000 m. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m.





Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m như HD 981

Giàn khoan HD 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn, được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10. Với kích cỡ bằng một sân bóng chuẩn, được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi.

Chín máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một thành phố 200.000 dân. Lượng tiêu hao dầu diesel từ 100 đến 150 tấn/ngày hoặc 200 tấn trong điều kiện mưa bão. Do đó, giàn khoan có trang bị khoang dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày.

Hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến của giàn khoan có thể ứng phó các sự cố như van đóng giếng dầu khẩn cấp, thiết bị dừng người máy dưới nước, van đóng điều khiển từ xa thiết bị định vị vật dưới nước bằng siêu âm. Hệ thống cảm ứng sẽ đóng miệng giếng khoan khi xảy ra mất điện toàn diện, hạ áp suất, lưu lượng vượt mức.

Tại khu vực biển sâu dưới 1.500 m, giàn khoan sẽ định vị bằng neo thông qua xích neo của các tàu kéo. Ở độ sâu 1.500-3.000 m, giàn khoan sẽ định vị bằng hệ thống định vị động lực DPS3 (đẳng cấp cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế) hoạt động dựa trên định vị vệ tinh. Ước tính mỗi ngày giàn khoan ngốn chi phí từ 981.100 đến 1,5 triệu USD.

Trong ngày hạ thủy giàn khoan HD 981, Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc đã công bố 19 khu vực trên biển Đông sẽ hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác, trong đó có 6 khu vực ở biển sâu, 3 khu vực ở phía tây và 3 khu vực ở phía đông biển Đông.




Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - Ảnh: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

Hơn 1 tháng sau khi giàn khoan HD 981 bắt đầu hoạt động tại Biển Đông, ngày 23-6-2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 26-6-2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế…

Nhu cầu tiêu dùng dầu khí tại Trung Quốc đã tăng vọt khi nước này trong quá trình hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trung Quốc trông chờ vào việc nhập khẩu hơn 55% lượng dầu thô và 20% khí tự nhiên. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đến nay, Trung Quốc đẩy mạnh việc thúc đẩy phát triển chiến lược khai thác dầu mỏ ở khu vực biển sâu và đã đầu tư hàng tỉ nhân dân tệ sản xuất trang thiết bị khai thác dầu mỏ biển sâu loại hình lớn như tàu đặt ống nước sâu, giàn khoan kiểu nửa chìm. Ngành dầu mỏ Trung Quốc chế tạo một loạt giàn khoan hoạt động ở độ sâu 1.000 -1.500 m, 2.000 m, 3.000 m đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống sản xuất dầu khí biển sâu phức tạp hơn. Với giàn khoan HD 981, giàn khoan nước sâu độc lập đầu tiên do một công ty Trung Quốc quản lý, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thăm dò tài nguyên dầu khí nước sâu tại Biển Đông.

Biển Đông ước tính có trữ lượng 23 - 30 tỉ tấn dầu và 16 nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên. Khoảng 70% trữ lượng dầu khí ở vùng biển giàu tài nguyên này nằm tại 1,54 triệu km2g các khu vực nước sâu. Chu Thụ Vĩ - thành viên Viện Kỹ thuật Trung Quốc - từng đánh giá: "Biển Đông có thể trở thành vùng khoan nước sâu lớn thứ tư thế giới, sau cái gọi là "tam giác vàng" của vùng vịnh Mexico, Brazil và Tây Phi".

Trung Quốc từng đòi các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thậm chí còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ởBiển Đông bất chấp tranh chấp với nhiều nước khác.

Theo giới phân tích, việc Trung Quốc ráo riết hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông được xem như một mũi tên bắn vào nhiều đích, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là muốn khẳng định chủ quyền 80% diện tích biển tại đây theo như yêu sách phi lý đường lưỡi bò 9 khúc. Ngoài ra, nỗ lực thăm dò khai thác các tài nguyên biển, đặc biệt là năng lượng cũng là một mục tiêu quan trọng khi nền công nghiệp của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh.


Theo B.T.N

Người lao động

Ukraina tiến gần tới bờ vực nội chiến

Chính phủ Đức khuyến cáo công dân của họ rời phía đông và phía nam Ukraina bởi đất nước này đang tiến rất gần tới viễn cảnh huynh đệ tương tàn.


Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Đức, khẳng định giao tranh đẫm máu ở thành phố cảng Odessa, khiến ít nhất 40 người thiệt mạng trong ngày 2/5, là một bước ngoặt.

“Những hình ảnh đẫm máu ở Odessa cho thấy khu vực này đang tiến gần tới một cuộc đối đầu quân sự”, người đứng đầu cơ quan Ngoại giao Đức nhấn mạnh. Theo ông, tình hình Ukraina leo thang theo cách mà “chúng ta chưa từng tính tới trong một thời gian ngắn trước đây”.



Xe tăng của quân đội Ukraina ở khu vực Kramatorsk. Ảnh: Reuters


Ngoại trưởng Đức đưa ra khuyến cáo sau khi chính phủ Ukraina đóng cửa sân bay ở Donetsk, hủy bỏ toàn bộ những chuyến bay quốc tế đến và đi từ khu vực đông dân nhất đất nước, Telegraph đưa tin.

Bảng thông tin ở sân bay Sergei Prokofiev cho thấy những chuyến bay tới Moscow (Nga), Munich (Đức) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) bị hủy. Những chuyến bay tới Kiev vẫn được phép khởi hành nhưng dường như chỉ một chuyến diễn ra mỗi ngày. Theo một quan chức của sân bay Borispol ở Kiev, không chuyến bay nào từ Donetsk hạ cánh trong ngày 6/5.

Đức có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Ukraina. Đây là quốc gia duy nhất kêu gọi người dân rời khỏi khu vực phía đông và nam Ukraina. Phía Anh yêu cầu công dân chỉ tới Donetsk và các khu vực quân đội Ukraina tiến hành các cuộc tấn công trong trường hợp “thật cần thiết”.

Hiện tại, các hoạt động quân sự của Ukraina tập trung vào Slaviansk, thành phố 120.000 dân đang nằm dưới sự kiểm soát của các tay súng thân Nga. Phát biểu với hãng ITAR-TASS, điều phối viên lực lượng tự vệ vùng Donbass Vasily Kiselev cho rằng các lực lượng vũ trang Ukraina tham gia hoạt động trừng phạt ở tỉnh Donetsk có thể lên đến 30.000 binh sĩ, bao gồm cả lực lượng Vệ binh Quốc gia. Slaviansk thực sự đang bị siết trong vòng vây dày đặc với các thiết bị quân sự hạng nặng và pháo binh.

Theo ZIng

Nỗi đau của những người sống sót sau lở đất ở Afghanistan


"Bùn và đất từ trên núi ập xuống dưới. Thảm họa diễn ra thật đáng sợ. Tôi vội vã trở về nhà và thấy ngôi nhà đã biến mất hoàn toàn”, Ataulla nhớ lại vụ lở đất kinh hoàng hôm 2/5.


Trận lở đất quy mô lớn tại làng Hobo Barik, huyện Agro, tỉnh Badakshan ở phía đông bắc của Afghanistan hôm 2/5 đã cướp hơn 2.500 sinh mạng và khiến 4.100 người sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Khi thảm họa xảy ra, nhiều trẻ em trong làng đang hồn vui chơi và những người phụ nữ chuẩn bị bữa trưa. Begum Nisa, 40 tuổi, đang ăn trưa trước nhà thì bất ngờ một tiếng động lớn vang lên.



Những người sống sót sau trận lở đất trong làng Hobo Barik dùng bữa vào ngày 3/5. Ảnh: Reuters


“Tôi hét lên để giục mọi người chạy ra khỏi nhà, nhưng đã quá muộn. Cha mẹ, bác của tôi và 5 thành viên khác trong gia đình đã chết”, Begum nói vớiAP.

Ataullah, 25 tuổi, sẽ không bao giờ trông thấy cha mẹ của anh một lần nữa.

“Bùn và đất từ trên núi tuôn xuống dưới mặt đất. Mọi thứ diễn ra thật đáng sợ. Tôi vội vã trở về nhà và trông thấy ngôi nhà đã biến mất hoàn toàn”, Ataulla nhớ lại. Đôi mắt chàng trai đỏ hoe khi anh dùng xẻng đào lớp đất đá để tìm kiếm thi thể của những người dân trong làng.

Thảm họa cũng phá hủy một đám cưới tại làng. Cô dâu, chú rể, cha mẹ hai bên, tất cả người thân và bạn bè của họ đều tử nạn.

“Lớp bùn trên đồi trút xuống ngôi làng trong phút chốc. Sự việc diễn ra quá nhanh khiến những người dân không có cơ hội sống sót”, Abdul Khalleeq, một người đàn ông kể lại khoảnh khắc của vụ lở đất kinh hoàng đã chôn sống hơn 20 người thân của anh.

Những dòng suối chảy vào thung lũng chặn bùn, trong khi các vết nứt lớn đã xuất hiện trên phần còn lại của ngọn đồi – dấu hiệu cho thấy đất vẫn có thể sạt lở.

"Mặc dù nhà của chúng tôi chỉ nằm ở rìa cạnh khu vực lở đất nhưng chúng tôi cũng không không dám quay trở lại. Gia đình tôi sẽ phải ngủ bên cạnh sườn núi”, Babai, một phụ nữ đem theo cô con gái 2 tuổi, cho biết.

Rahim , 40 tuổi, tham gia quá trình tìm kiếm các thi thể nạn nhân. Theo anh, làng giờ đây trở nên hoang vắng vì mọi người nghĩ rằng ngọn đồi có thể sụp một lần nữa vào bất cứ lúc nào”.

Trận lở đất đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân trong làng. "Tôi không còn tâm trí để ăn từ ngày trận lở đất kinh hoàng xảy ra”, Abdul Waheed , 28 tuổi, nói. Nhiều người thân của Abdul đã chết sau thảm họa.


Trận lở đất đã đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân tại làng Hobo Barik và trẻ em chính là những nạn nhân đáng thương nhất. Ảnh: EPA.


Dường như hóa điên trước nỗi đau mất con, một phụ nữ lang thang khắp làng với khăn trùm đầu và lẩm bẩm. Một người phụ nữ khác tuyệt vọng trước cảnh tang thương. “Lở đất đã phá hủy hoàn toàn ngôi nhà của chúng tôi. Chồng và 4 đứa con của tôi đã nằm sâu dưới đống đổ nát. Tôi đã phát điên vì mất họ”, bà Bibi Khanum, 55 tuổi, khóc và liên tục gọi tên những người thân.

Vụ lở đất chôn vùi 200 tới 300 ngôi nhà nhưng người dân không thể xác định chính xác gia đình và danh tính của những người xấu số, Daily Mailđưa tin.

"Tôi không biết rõ chính xác bao nhiêu người trong gia đình tôi đã chết. Đếm từng người thân thiệt mạng là việc quá đau đớn”, Khaleq nói về những người thân của anh.

Theo Zing

Washington Post nhận định về việc TQ gây hấn với Việt Nam


Tờ báo uy tín của Mỹ đăng xã luận coi giàn khoan Trung Quốc là thách thức cơ bản đối với trật tự thế giới.

Dưới đây là lược dịch bài xã luận của Washington Post hôm 13/5:

“Với việc hạ đặt giàn khoan trị giá 1 tỷ USD và có kích cỡ bằng một sân bóng đưa đến vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc thực chất đã hạ đặt thêm một cột mốc mới trong tham vọng độc chiếm Biển Đông và thách thức chính sách tái cân bằng của Tổng thống Obama ở châu Á, chỉ vài tuần sau khi ông đi thăm khu vực này.



Một giàn khoan của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc. Ảnh: Reuters.


Giàn khoan trên cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý trong vùng biển đặc quyền kinh tế của nước này theo luật quốc tế.

Yêu sách của Trung Quốc không mạnh nhưng họ lại được hậu thuẫn bởi một đội tàu hùng hậu khoảng 80 tàu mà trong hơn một tuần qua đã tiến hành đâm và phun vòi rồng hết sức nguy hiểm vào tàu bè Việt Nam.

Thông điệp của hành động triển khai giàn khoan vừa đơn giản vừa khiêu khích: Chính quyền của ông Tập Cận Bình đơn phương khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông mà không thèm đếm xỉa đến các nước khác. Giàn khoan Hải Dương-981 là một thách thức cơ bản đối với trật tự quốc tế kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Trong nhiều năm Bắc Kinh tham gia đàm phán với các nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nhằm thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên biển. Cách đây vài tháng, nước này thậm chí còn đề nghị khai thác dầu khí chung với Việt Nam.

Động thái giàn khoan dường như phản ánh sự tính toán của Trung Quốc cho rằng một chính sách hung hăng sẽ ít gặp phải sự phản kháng đáng kể từ Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc. Mục tiêu chính của chiến dịch này là Việt Nam.

Tuy nhiên ban lãnh đạo Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ: Hàng chục tàu Việt Nam đã được điều ra để ngăn chặn giàn khoan Trung Quốc và va chạm với tàu thuyền Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thừng lên án Trung Quốc ngay tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24. Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế theo công ước về Luật biển. Nhưng Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ lẩn tránh vụ kiện và tiếp tục hành động đơn phương trong khu vực cho đến khi gặp phải sự kháng cự tập thể, có thể là ngoại giao hoặc quân sự”.




Theo VOV

Mỹ: Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam là cách hành xử hăm dọa


Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa lên tiếng bày tỏ quan ngại về các hành động của tàu Trung Quốc ở Biển Đông, coi đó là cách hành xử nguy hiểm.



Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.


Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki trong cuộc họp báo thường kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington cho rằng: “Chúng tôi rất quan ngại về cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm của tàu bè. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với lụât pháp quốc tế”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington cũng đã nhận thông tin về việc cảnh sát Phillipines bắt giữ các tàu của Trung Quốc cùng các ngư dân chuyên chở rùa biển một cách bất hợp pháp ở Biển Đông.

Bà Jen Psaki hối thúc Trung Quốc và Phillipines hợp tác giải quyết qua con đường ngoại giao, đồng thời bày tỏ quan ngại về hành động đánh bắt rùa biển, một loại động vật quý hiếm.

Trước đó, ngày 6/5, Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực Biển Đông, cho rằng đây là hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn định khu vực.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 6/5 tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki cho biết: “Mỹ đã và đang xem xét nghiêm túc tới sự vụ này. Căn cứ vào lịch sử căng thẳng ở Biển Đông, việc Trung Quốc đưa giàn khoan là một hành động khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Diễn biến này càng cho thấy các tuyên bố về chủ quyền của các nước trong khu vực cần phải được dựa trên luật pháp quốc tế. Các hành động như thế không được phép xảy ra trong khu vực tranh chấp".

Tờ Straits Times, nhật báo hàng đầu của Đảo quốc Sư tử, trong chuyên mục châu Á ra ngày 7/5 cũng dẫn lời tiến sĩ Ian Storey nói rằng Việt Nam sẽ phải có phản ứng trước những thách thức đối với chủ quyền và khi Việt Nam hành động thì Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng.

Vì thế, tiến sĩ Ian Storey nhấn mạnh: “Chúng ta (các nước trong khu vực) đang có nguy cơ sẽ phải đối mặt với một kịch bản vô cùng nguy hiểm”.

Theo Vietnamplus

Quyền phòng vệ chính đáng của Việt Nam


Trung Quốc đang cậy đến vũ lực để leo thang, lấn tới trên biển Đông và trong hoàn cảnh đó, Việt Nam hoàn toàn có quyền phòng vệ chính đáng.



Tàu TQ (phải) tấn công tàu VN ngày 8.5 - Ảnh: Mai Thanh Hải


Suốt mấy ngày qua, đã có nhiều chính khách và chuyên gia cực lực lên án, bày tỏ lo ngại vụ Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển VN, tấn công tàu Việt Nam và còn triển khai tàu quân sự, chiến đấu cơ để thị uy, đe dọa. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Myanmar ngày 11.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu chi tiết về hành vi nguy hiểm của TQ:“Từ ngày 1.5.2014 TQ ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển VN và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của TQ đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của VN, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông”.

Về hành vi không thể chấp nhận của TQ, xin giới thiệu với bạn đọc bài phân tích của hai chuyên gia hàng hải quốc tế thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương (Hawaii, Mỹ): Tiến sĩ Alexander Vuving và tiến sĩ Mohan Malik dành riêng cho Báo Thanh Niên. Tựa đề do Thanh Niên đặt.

Với sức mạnh quân sự và tiềm lực kinh tế hiện có, TQ luôn tin rằng mình có quyền bất chấp luật pháp cũng như các chuẩn mực quốc tế. Việc đặt giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển VN là một thông điệp thể hiện tham vọng bá quyền trên biển Đông. Thông điệp này không chỉ gửi đến những nước liên quan trực tiếp như VN, Philippines mà còn cả Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác. Động thái này cũng cho thấy TQ rất tự tin là cả những nước nhỏ lẫn siêu cường như Mỹ đều sẽ không dùng đến vũ lực để chống lại chiến lược phục vụ tham vọng biến biển Đông thành ao nhà của mình.

Việc thị uy và đe dọa vũ lực luôn được TQ coi là một lợi thế, trên cả đàm phán và ngoại giao, để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, khi phải đương đầu với hành vi vi phạm chủ quyền trắng trợn thì các nước khác không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả thích hợp, theo đúng luật pháp quốc tế. Trong vụ giàn khoan Hải Dương-981 cũng vậy. Nếu VN không điều tàu cảnh sát biển ra ngăn chặn TQ đặt giàn khoan thì nước này sẽ chỉ càng thêm lấn lướt trong việc khẳng định cái gọi là chủ quyền trên biển Đông và củng cố cơ sở cho yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của mình. Ngoài ra, có thể khẳng định việc TQ cho tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển VN là đi ngược lại tinh thần luật pháp quốc tế và Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC).

Xung đột quân sự ít khả năng xảy ra vì không bên nào muốn bị quy kết là gây hấn trước. Tuy nhiên, viễn cảnh xấu nhất cho tình hình hiện nay là nguy cơ TQ sẽ dần dà và lặng lẽ chuyển đổi tình trạng hiện nay thành một “hiện trạng mới”. Theo đó, qua thời gian, nếu không gặp bất cứ sự phản đối quyết liệt nào, TQ sẽ cho rằng các bên liên quan đã vô tình đồng ý với cái họ gọi là “chủ quyền” trên biển Đông. Với hiện trạng mới này, chẳng những TQ mặc nhiên xem mình sở hữu phần lớn biển Đông, mà còn nghĩ rằng hầu hết thế giới cũng công nhận điều này. Đây là một viễn cảnh có ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng và khổng lồ đối với chính trị và an ninh trên thế giới.

Những kinh nghiệm lịch sử cho thấy TQ luôn đưa ra lời đề nghị đàm phán sau khi đã chiếm đóng phần lãnh thổ của nước khác, nhằm hợp pháp hóa sự chiếm đóng này và buộc bên kia nhân nhượng. Do vậy, trong trường hợp giàn khoan Hải Dương-981, bất kỳ cuộc đàm phán nào diễn ra trong bối cảnh giàn khoan chưa được đưa ra khỏi vùng biển VN đều sẽ gây phương hại đến vị thế và quyền lợi của VN về lâu dài. Nói cách khác, VN cần cương quyết không chấp nhận đàm phán nếu như giàn khoan Hải Dương-981 vẫn còn nằm trong vùng biển của mình.

Theo Thanhnien

Nghị sĩ Mỹ lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam


Ngày 8/5, Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega đề nghị chính quyền Mỹ phản ứng rõ ràng và quyết liệt đối với hành động của Trung Quốc.


Thông cáo báo chí của Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega, thành viên cao cấp của Tiểu ban các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ, mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc liên tục có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam với việc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển của Việt Nam hôm 2/5 và triển khai hàng chục tàu hải quân hỗ trợ cho hành động khiêu khích này.



Nghị sĩ Faleomavaega đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: nbcnews.com.


Tiếp đó ngày 3 và 5/5, Trung Quốc lại ra thông báo cấm tất cả tàu thuyền đi vào khu vực mà họ vừa hạ đặt giàn khoan cùng với tuyên bố nói rằng giàn khoan HD-981 sẽ tiến hành hoạt động thăm dò.

Thông cáo báo chí của nghị sĩ Mỹ khẳng định giàn khoan HD-981 đã được hạ đặt bên trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý.

Nghị sĩ Eni Faleomavaega nhấn mạnh, các hành động khiêu khích này của Trung Quốc là một sự leo thang với chủ ý đe dọa hòa bình và an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Ông Eni Faleomavaega cũng bày tỏ cảm ơn Thượng nghị sĩ John McCain đã đi tiên phong trong việc tuyên bố một cách dứt khoát rằng các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là không có cơ sở chiểu theo luật pháp quốc tế.

Theo ông McCain, các tàu của Trung Quốc thể hiện thái độ hung hăng và hiếu chiến khi họ bao vây và tông vào các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Trung Quốc phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương hòng thay đổi thực trạng trên biển.

Thông cáo báo chí của ông McCain khẳng định Trung Quốc hành động dựa trên những yêu sách lãnh thổ trái với luật pháp quốc tế. Trên thực tế, hành động của Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng. Tất cả những quốc gia có trách nhiệm đều lên tiếng yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện các biện pháp nhằm giảm căng thẳng.

Không chỉ các nghị sĩ, Bộ Ngoại giao Mỹ hai ngày qua cũng liên tiếp lên tiếng phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki trong cuộc họp báo thường kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington ngày 7/5 cho rằng: “Chúng tôi rất quan ngại về cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm của tàu bè. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với lụât pháp quốc tế”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington cũng đã nhận thông tin về việc cảnh sát Phillipines bắt giữ các tàu của Trung Quốc cùng các ngư dân chuyên chở rùa biển một cách bất hợp pháp ở Biển Đông.

Trước đó, ngày 6/5, Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực Biển Đông, cho rằng đây là hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn định khu vực. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 6/5 tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki cho biết: “Mỹ đã và đang xem xét nghiêm túc tới sự vụ này. Căn cứ vào lịch sử căng thẳng ở Biển Đông, việc Trung Quốc đưa giàn khoan là một hành động khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Diễn biến này càng cho thấy các tuyên bố về chủ quyền của các nước trong khu vực cần phải được dựa trên luật pháp quốc tế. Các hành động như thế không được phép xảy ra trong khu vực tranh chấp".



Theo Vietnamplus

Malaysia bác tin 11 phần tử khủng bố liên quan tới MH370


Tổng thanh tra cảnh sát Malaysia đã bác bỏ tin nhà chức trách bắt nhóm khủng bố liên quan tới vụ máy bay MH370 mất tích hôm 8/3.

Một số báo đưa tin, giới chức Malaysia bắt 11 nghi phạm liên quan tới vụ mất tích của máy bay Boeing 777 tại thủ đô Kuala Lumpur hồi tuần trước. Những tên này là thành viên của một băng nhóm khủng bố chuyên về các vụ tấn công bằng bom tại Malaysia. Các điều tra viên của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Cục tình báo Anh (MI6) thẩm vấn 11 kẻ tình nghi. Chúng bao gồm các công nhân, sinh viên, doanh nhân và một góa phụ.

Tuy nhiên, Tổng thanh tra cảnh sát Malaysia, ông Khalid Bakar, nói với tờThe Star: “Đó chỉ là tin nhảm nhí! Nhóm khủng bố mà chúng tôi bắt không hề liên quan tới việc máy bay mất tích”.



Binh sĩ thả phao điện tử để đánh dấu khu vực tìm kiếm từ máy bay quân sự. Ảnh:The West Australian


Tuyên bố của Bakar trái ngược hoàn toàn với nhận định của một quan chức thuộc bộ phận chống khủng bố Malaysia. Ông này cho rằng việc bắt giữ 11 nghi can khiến người ta nghi sự mất tích của máy bay liên quan tới hoạt động khủng bố. “Đó vẫn là khả năng hàng đầu trong danh sách các giả thuyết khiến máy bay biến mất. Các điều tra viên quốc tế đã thẩm vấn các nghi can để có một báo cáo tổng quát”, vị quan chức nói.

Vị quan chức còn tiết lộ nhóm khủng bố thừa nhận chúng đang tiến hành các kế hoạch cho “chiến dịch khủng bố lâu dài”.

Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines mất tích bí ẩn gần hai tháng trước sau khi nó cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur. Mặc dù các quốc gia thực hiện một chiến dịch tìm kiếm rầm rộ, tung tích của phi cơ cùng hàng trăm người vẫn là điều bí ẩn.

Theo Zing

Mỹ, Nga tìm lối thoát ngoại giao ở Ukraine

Bất chấp những chỉ trích căng thẳng giữa hai bên, cả Nga và Mỹ đang tích cực vận động cho một lối thoát ngoại giao ở Ukraine một ngày sau vụ bạo lực làm hơn 40 người thiệt mạng tại Odessa.




Cảnh sát Ukraine canh giữ tại tòa nhà công đoàn - nơi xảy ra vụ cháy làm hơn 40 người thiệt mạng - Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng John Kerry hôm 3-5 một lần nữa kêu gọi Mỹ gây áp lực để Kiev ngưng chiến dịch quân sự ở miền đông nam Ukraine. Ông nhấn mạnh vai trò của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) để đảm bảo Kiev thực hiện cam kết thỏa thuận Geneva giữa bốn bên. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nói “cơ hội vẫn còn đó” cho thỏa thuận.

Đây có thể coi là sự thay đổi thái độ khi trước đó Kremlin tuyên bố việc Kiev tấn công vào Sloviansk là “dấu chấm hết” với thỏa thuận. Cả Mỹ và Nga trước đó đều cáo buộc nhau phá hoại thỏa thuận này với việc Mỹ nói Nga tiếp tục giật dây lực lượng ly khai, còn Nga chỉ trích Mỹ không gây đủ sức ép với Kiev. Giờ cả hai đều đồng ý tìm lối thoát ngoại giao và sẽ tiếp tục duy trì thỏa thuận bốn bên.


Ukraine hôm qua tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng chiến dịch “chống khủng bố” nhắm vào lực lượng ly khai. Cho đến giờ, dù trọng tâm của chiến dịch quân sự là tại Sloviansk, bạo lực đẫm máu nhất vẫn là ở Odessa, nơi vụ cháy tòa nhà công đoàn và đụng độ ngoài đường khiến hơn 40 người thiệt mạng. Bạo lực xảy ra ở thành phố cảng vốn nằm ở cực tây của miền đông, nơi vốn khá thanh bình trong những ngày trước, cho thấy tình hình đã vượt tầm kiểm soát của Kiev tới mức nào. Đây là vụ thương vong đẫm máu nhất kể từ khi chính quyền Yanukovych sụp đổ hồi tháng 2.

Trong tình trạng hỗn loạn, hiện rất khó xác định lực lượng nào đã phóng hỏa khi cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ việc. Tờ Ukrainska Pravda thân Kiev cho rằng chính những người thân Kiev đã không làm gì để giúp những người gặp nạn bên trong khi hỏa hoạn xảy ra. “Khi tòa nhà đang cháy, những nhà hoạt động Ukraine tiếp tục hò hét các khẩu hiệu về Putin và hát quốc ca Ukraine” - tờ báo viết.

Trả lời BBC hôm qua, Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk thừa nhận lực lượng an ninh đã thất bại trong việc ngăn chặn bạo lực ở đây. “Cá nhân tôi phê phán lực lượng an ninh đã không làm gì để chấm dứt cuộc bạo động” - ông Yatsenyuk nói. Dù vậy, ông vẫn chỉ trích các nhóm thân Nga vì đã “kích động tình trạng bất ổn”. Cơ quan công tố ở Odessa cho biết có 144 người đã bị bắt giữ và đang điều tra việc cảnh sát đã không thực hiện nhiệm vụ của mình ở đây. Bộ trưởng nội vụ Arsen Avakov đã cách chức cảnh sát trưởng của thành phố. Tối qua, hàng trăm người thân Nga đã bao vây trụ sở cảnh sát ở Odessa, buộc cảnh sát phải thả những người bị bắt.

Nga muốn hoãn bầu cử

Kremlin đã lấy tình hình ở Odessa để chỉ trích việc tiếp tục tiến hành tổng tuyển cử vào ngày 25-5. Người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov nói bất cứ thảo luận nào về tiến hành bầu cử cũng là “lố bịch” trong bối cảnh hiện tại. “Chính quyền ở Kiev không những chịu trách nhiệm trực tiếp, họ còn là tòng phạm trực tiếp của những hành vi tội ác này” - ông Peskov nói.

Trên truyền hình Nga, hàng loạt chính trị gia và nhà bình luận tuyên bố tội ác chiến tranh đang diễn ra và kêu gọi bảo vệ các nạn nhân ở Ukraine. Nhưng bất chấp những tuyên bố này, giới phân tích cho rằng Kremlin sẽ không vội vàng can thiệp quân sự ngay ở thời điểm này.

Dmitri V. Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie ở Matxcơva, cho rằng ông Putin hiểu rõ cái giá của chiến tranh cao thế nào khi phải kiểm soát một Ukraine đang trên bờ phá sản.

“Ông ta sẽ chờ đợi hơn là vội vàng quyết định gì” - ông Trenin nói với New York Times. Theo ông, bằng việc ép Ukraine hoãn bầu cử tổng thống, Kremlin hi vọng có thể khiến phương Tây mệt mỏi với cuộc khủng hoảng hiện tại và nhượng bộ để Matxcơva chi phối việc định hình chính quyền Kiev sau này.

Hôm qua, giao tranh vẫn tiếp diễn ở ngoại ô của Sloviansk, căn cứ chính của phe ly khai. Phóng viên của AFP chứng kiến vụ đọ súng dữ dội giữa lực lượng ly khai và quân đội tại một điểm kiểm soát. Cho đến giờ đã có ít nhất 10 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ tại thị trấn này.

Theo Tuoitre

Tiếp tục đụng độ đẫm máu ở Ukraina, hơn 40 người chết


Hơn 40 người chết vì bạo lực và hỏa hoạn tại thành phố Odessa của Ukraina hôm qua sau khi những người ủng hộ và phản đối chính phủ đụng độ với nhau.

Mang theo cờ Ukraina, đội mũ sắt và cầm dùi cui, vài nghìn người Ukraina đổ ra đường phố ở Odessa hôm 2/5 để thể hiện sự ủng hộ đối với chính phủ Ukraina. Một lúc sau, những người chống chính phủ xông vào đoàn biểu tình. Cảnh sát nhanh chóng mất khả năng kiểm soát xung đột.



Một người đàn ông ném bom xăng vào tòa nhà của tổ chức công đoàn trong cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ và chống chính phủ Ukraina tại thành phố Odessa hôm 2/5. Ảnh: Reuters


"Ít nhất 6 người ủng hộ chính phủ thiệt mạng bởi đụng độ trên đường phố. Những người ủng hộ Nga mang theo nhiều loại vũ khí", Dmytro Spivak, một nghị sĩ địa phương, nói với đài truyền hình Ukraina.

Sau đó lửa bùng lên trong một tòa nhà của tổ chức công đoàn ở thành phố Odessa do hai phe ném bom xăng. Hàng chục người tử vong do ngạt khói hoặc do họ nhảy từ các tầng cao của tòa nhà để thoát khỏi đám cháy,Reuters đưa tin.

Tổng số người chết trong các cuộc đụng độ và vụ hỏa hoạn ở tòa nhà lên tới hơn 40. Nhà chức trách nói đây là ngày đẫm máu nhất ở miền đông từ khi cựu tổng thống Viktor Yanukovych chạy khỏi Ukraina.


Một thanh niên chĩa súng về phía đối phương trong cuộc đụng độ tại thành phố Odessa hôm 2/5. Ảnh: Reuters


Trước đó xung đột giữa hai phe từng xảy ra nhiều lần tại Odessa, song chưa ai chết vì những cuộc đụng độ ấy. Một số người dân e ngại các vụ trả thù giữa hai phe sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Cũng trong ngày 2/5, cảnh sát thông báo ít nhất 4 người đàn ông thiệt mạng sau khi những người chống chính phủ Ukraina phục kích một nhóm người ủng hộ chính phủ ở Odessa. Hai phe ném bom xăng, đá và lựu đạn về phía đối phương.

Xung đột đang lan rộng ở miền đông Ukraina trong những ngày qua. Hôm 2/5, binh sĩ Ukraina dùng xe bọc thép để tấn công lực lượng ly khai ở thành phố Slaviansk. Lực lượng ly khai tuyên bố họ tiêu diệt hai trực thăng của quân đội Ukraina. Kiev xác nhận hai trực thăng của họ rơi và hai phi công đều thiệt mạng. Tuy nhiên, giới quan sát chưa biết tình hình cụ thể tại Slaviansk. Trong khi quân đội Ukraina tuyên bố họ đã chiếm tất cả chốt an ninh ở đây, phe ly khai khẳng định họ vẫn kiểm soát nhiều vị trí quan trọng.

Chính phủ Ukraina cáo buộc Nga gây bất ổn tại miền đông bằng cách hỗ trợ những người ly khai. Moscow khẳng định họ không liên quan tới lực lượng ly khai, đồng thời cảnh báo việc Kiev dùng vũ lực đối với người dân có thể dẫn tới thảm họa.

Theo Zing

Cú ngã định mệnh từ tầng cao của hai lính cứu hỏa


Hai lính cứu hỏa rơi khỏi ban công tầng 13 của một tòa nhà chung cư tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc trong lúc dập đám cháy vào hôm 1/5.




Quian và Liu rơi khỏi ban công tầng 13 của tòa nhà chung cư tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày Quốc tế Lao động. Ảnh: ohnewsday.com


Thảm kịch xảy ra khi người dân gọi điện để thông báo về đám cháy tại tầng 13 của một khu chung cư. Lửa xuất phát từ bếp của một căn hộ rồi lan nhanh qua các vật dụng dễ cháy trong bếp. Nguy cơ cháy cả tòa nhà rất lớn. Ngay lập tức, hai lính cứu hỏa - Qian Lingyun (23 tuổi) và Liu Jie (20 tuổi) – tới hiện trường. Họ cố gắng dập tắt ngọn lửa đang bùng cháy dữ dội.

Theo lời kể của những người qua đường, bức tường đột nhiên sập xuống, đẩy anh Liu rơi khỏi ban công. Quian cố gắng nắm lấy tay Liu và giữ anh lại. Tuy nhiên, do đồng nghiệp quá nặng nên Quian không thể giữ nổi. Cả hai lao thẳng xuống vỉa hè phía dưới và thiệt mạng.

“Những người lính cứu hỏa luôn quan tâm tới nhau. Vụ tai nạn đã chứng tỏ điều đó”, ông Jian Ku, phát ngôn viên của lực lượng cứu hỏa, nói.

Giới chức cho biết, chủ của căn hộ bốc cháy sử dụng rất nhiều thiết bị điện. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn. Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đều bày tỏ sự tiếc thương tới hai người lính cứu hỏa dũng cảm.

Khoảng đen ở tầng 13 của tòa nhà chung cư ở Thượng Hải là vị trí mà hai lính cứu hỏa làm nhiệm vụ trước khi họ tử nạn hôm 1/5. Ảnh: Daily Mail

Quian và Liu tham gia lực lượng cứu hỏa của thành phố Thượng Hải vào tháng 12/2012.

Theo Zing

Tàu điện ngầm trật bánh tại New York, 19 người bị thương

Ít nhất 19 người bị thương khi một tàu điện ngầm trật bánh trong đường hầm tại thành phố New York vào sáng 2/5.

Tai nạn xảy ra khi chuyến tàu nhanh (tàu F) chở 1.000 hành khách, chạy từ quận Queens, Manhattan tới quận Brooklyn trật bánh trong đường hầm tại khu vực Woodside, quận Queen, thành phố New York vào khoảng 10h20 sáng 2/5 theo giờ địa phương. 6 trong 8 toa tàu văng khỏi đường ray nhưng tàu không lật, Reuters đưa tin.

Nhân viên y tế đã chuyển 4 nạn nhân tới bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. 15 người còn lại chỉ bị thương nhẹ.



Hiện trường vụ tai nạn tàu điện ngầm ở New York sáng 2/5. Ảnh: Reuters


Cảnh sát đang điều tra để làm rõ nguyên nhân khiến tai nạn xảy ra. Giám đốc cơ quan vận tải New York, ông Thomas Prendergast cho biết, các nhà điều tra đang kiểm tra tất cả các dấu vết của sự cố.

Kênh truyền hình NY1 phát sóng cảnh các nhân viên cứu hỏa sơ tán đám đông trong bóng tối của đường hầm. Một số người băng qua các khung chắn ngang lối ra vào.

"Tôi thấy mọi người giật mạnh về phía trước. Điện trong cả toa xe vụt tắt. Sau đó, tôi thấy các tia lửa bay ra từ phía tàu.", anh Connie Wang, 24 tuổi, một hành khách trên chuyến tàu, cho biết.

Các sự cố trật bánh hiếm khi xảy ra với hệ thống tàu điện ngầm trong thành phố New York. Vụ trật bánh gần đây nhất diễn ra vào ngày 29/5/2013, nhưng không ai bị thương. Hồi tháng 8/1991, một vụ tai nạn khiến 4 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.

Theo Zing

Chỉ vì nhảy quá bốc tại 'vũ công đám cưới' xảy ra án mạng


Vụ hỗn chiến khiến Trần Văn Nam (SN 1990, ngụ đội 4, xóm Tiên Long, xã Giao Châu, Giao Thủy, Nam Định) tử vong vì nhát dao thấu ngực.



Đau xót, nhưng người cha này vẫn tha thứ cho kẻ giết con mình.


Án mạng có nguyên nhân lãng xẹt

Những người dân có mặt tại đám cưới hôm 5/4 cho hay, sau khi ăn uống no say, vì chưa tới giờ đón dâu, đám thanh niên tổ chức hát hò, nhảy nhót. Trong lúc nhảy theo tiếng nhạc, vài người trong nhóm giẫm lên chân nhau. Câu chuyện tưởng chẳng có gì nhưng vì trong người đều có sẵn men rượu, đám trai làng lời qua tiếng lại, chẳng mấy chốc, vụ cãi vã biến thành vụ xô xát.

Theo tìm hiểu tại địa phương, nhóm thanh niên này đều thích học đòi thói giang hồ, kẻ thì nghiện ngập, người chơi bời khét tiếng. Hung thủ trong vụ án là Nguyễn Ngọc Nghệ (SN 1990, ngụ xóm 13) đã từng được gia đình cho đi trại giáo dưỡng năm 2009. Nạn nhân chẳng kém cạnh khi cũng đang trong giai đoạn điều trịcai nghiện bằng thuốc methadone tại nhà.

Theo những người chứng kiến vụ ẩu đả, cả Nam và Nghệ đều sẵn có hơi men nên tỏ ra khá hung hăng. Lại thêm nhóm bạn đứng ngoài “khích đểu”, vụ việc càng trở nên nghiêm trọng.

Sau màn “khẩu chiến”, hai bên xông vào đấm đá nhau túi bụi. Nghệ bất ngờ rút con dao gấp thủ sẵn trong người, đâm một nhát vào ngực phải khiến Nam choáng váng dần khụy xuống. Ngay sau đó, nhóm bạn đưa Nam đi bệnh viện nhưng do vết đâm quá hiểm, nạn nhân đã tử vong trên đường cấp cứu. Theo kết quả khám nghiệm, vết đâm thấu ngực sâu gần 8cm, chạm nhẹ vào tim gây mất máu cấp.

Theo ông Hoàng Ngọc Dương, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng công an xã Giao Yến, khoảng 13h ngày 5/4, Công an xã nhận được tin báo về vụ xô xát ở xóm 1 khiến một nam thanh niên bị thương nặng. Ngay lập tức, ban công an xã đã xuống hiện trường giải quyết vụ việc.

“Khi chúng tôi xuống hiện trường đám đánh nhau đã giải tán.Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Giao Thủy còn hung thủ bỏ về nhà. Sau đó, khi biết tin nạn nhân đã chết, hung thủ được anh trai đưa đến công an xã đầu thú, giao nộp lại hung khí gây án”.

Mẹ vừa qua đời, con lại gặp nạn

Tìm đến nhà nạn nhân, không khí tang thương vẫn còn vương mắc con ngõ nhỏ dẫn vào ngôi nhà. Từ Bắc Giang chuyển về Nam Định chưa được ấm chỗ, gia đình nạn nhân giờ chỉ còn người bố đang tuổi ngũ tuần.

Người cha cho biết, Nam là con út trong gia đình có hai chị em. Vợ ông vừa mất vì căn bệnh ung thư quái ác, chưa giỗ đầu, giờ đứa con trai cũng đi theo mẹ khiến căn nhà vốn rộng thênh thang lại càng hoang lạnh.

“Cách đây 10 tháng, vợ tôi bỏ tôi mà đi. Vợ chồng tôi sinh được hai mụn con, chị gái của Nam lấy chồng tận Hải Phòng. Nhà chỉ còn hai bố con sớm tối bầu bạn.Thế mà…Tôi mất tất cả rồi, chẳng còn gì nữa”, bố nạn nhân nghẹn ngào.

Theo bố nạn nhân, ngày bé, Nam rất ngoan ngoãn, biết nghe lời bố mẹ. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành bị bạn bè xấu rủ rê, Nam dính vào con đường nghiện ngập. Gia đình đã đưa Nam đi cai nghiện và hiện tại đang dùng thuốc để cai tại nhà. Hôm xảy ra sự việc, người cha tưởng con mình đi chơi loanh quanh đâu đó chứ không biết con đi dự đám cưới.

“Khoảng 13h chiều, tôi nhận được điện thoại báo con tôi bị đâm, đang đi cấp cứu. Tôi vội vã cùng người họ hàng vào bệnh viện. Đến nơi, con tôi mất rồi. Tôi chỉ biết khóc và gọi tên con, chẳng biết phải làm gì nữa cả. Giờ cháu cũng đã mồ yên, mả đẹp, nhưng trong lòng tôi thấy trống vắng vô cùng. Chẳng biết khi nào mới nguôi ngoai, đau đớn quá”.

Khi được hỏi về hung thủ đã giết hại đứa con trai duy nhất, khuôn mặt vẫn chất chứa sự mất mát nhưng người cha nạn nhân chia sẻ: “Thương con quá, lúc đầu tôi cũng giận dữ với thủ phạm lắm. Giờ bình tĩnh lại, con tôi đã mất rồi, làm cách nào cũng không sống lại được. Nếu cứ mãi hận thù, cuộc sống lại rơi vào vòng luẩn quẩn.

Vì thế, tôi cũng mong pháp luật khoan hồng để người giết con tôi có cơ hội làm lại cuộc đời. Hơn ai hết tôi thấu hiểu tấm lòng người làm cha làm mẹ. Không ai muốn đứa con mình dứt ruột đẻ ra lại sa chân vào con đường tội lỗi”.

Nỗi lòng người cha có đứa con hư đốn

Biết về sự rộng lượng của gia đình nạn nhân, gia đình hung thủ càng cảm thấy áy náy, dằn vặt vì hành vi của con em mình. Suốt cuộc nói chuyện, bố hung thủ lộ rõ nét mặt đau đớn. Trước đây, do Nghệ quá nghịch ngợm, không chịu nghe lời, gia đình đã phải cắn răng cho quý tử vào trại giáo dưỡng cải tạo hai năm.

Tưởng rằng sau khi trở về, sẽ thay đổi tính tình, nhưng Nghệ vẫn chứng nào tật nấy. Nhiều lần răn đe, dùng đủ các biện pháp từ mềm dẻo đến cứng rắn không ăn thua, cuối cùng gia đình liều cho Nghệ lấy vợ, mong con mình thay đổi được tính tình. Mọi người khấp khởi mừng bởi từ khi có con, Nghệ bớt giao du với bạn xấu, tu chí làm ăn tại tiệm sửa xe của gia đình.

“Hôm xảy ra án mạng, khoảng 10h nó về xin tôi tiền đi ăn cưới người bạn ở xóm bên. Biết rõ người bạn này của con từng có tiền án, tiền sự, nên thực lòng, tôi không muốn cháu đến những chỗ như thế.

Bà nhà tôi còn mắng 'mày đến đó làm gì, tao cấm mày không được đi'. Nhưng nó bảo, anh em với nhau cả, không đi cũng kỳ, họ đi cưới mình rồi, chẳng nhẽ mình lại quỵt. Nghe xuôi tai nên tôi cho con 200 ngàn đồng, sau đó, nó còn lấy thêm của vợ 200 ngàn nữa rồi đi”, bố nạn nhân kể lại.

Sau khi gây án, Nghệ về nhà với thái độ buồn bã, thú thực rằng mình vừa đánh nhau và đâm chết người. “Nghe con nói thế tôi vừa hoảng vừa giận. Nhìn thấy con cũng xây xát khắp người tôi cũng xót lắm. Nhưng nghĩ chuyện nó đã làm chuyện dại dột, cướp đi sinh mạng của người khác, tôi không thể tha thứ. Gia đình liền dẫn Nghệ ra công an xã để đầu thú và giao nộp hung khí”.

Người bố hung thủ cho biết mình đang bị bệnh tim, phải điều trị mấy năm nay. Vợ chồng ông sinh được 4 người con nhưng chỉ có Nghệ là trái tính, trái nết. Nhắc đến sự độ lượng, bao dung của gia đình nạn nhân, người bố hung thủ rưng rưng: “Gia đình tôi sẽ khắc cốt, ghi tâm, hàm ơn mãi mãi”.

Hung thủ rồi đây sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng nỗi đau cả hai bên gia đình đâu dễ nguôi ngoai. Bố nạn nhân phải chịu cảnh bơ vơ một mình lúc xế chiều. Cha mẹ hung thủ xót lòng nhìn con dâu ôm cháu nội chưa đầy hai tháng tuổi, sống trong tủi hờn, xấu hổ và chờ đợi.


Theo Pháp Luật Việt Nam

Vũ khí Mỹ không thể giúp Ukraina chống lại Nga


Một cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhận định rằng vũ khí từ Washington không thể giúp quân đội Ukraina chống lại sức mạnh của nước láng giềng.
Trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh chuẩn bị tung ra những đòn trừng phạt mới đối với Nga, ông Tony Blinken, phó trưởng nhóm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, nói rằng Washington sẽ nhằm vào ngành công nghiệp quốc phòng của Moscow.

"Từ tuần này, Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh và đối tác để tạo thêm áp lực đối với những người thân cận với Tổng thống Vladimir Putin, những công ty mà họ kiểm soát và cả ngành công nghiệp quốc phòng", Blinken nói vớiCNN hôm 27/4.

Trong một cuộc phỏng vấn khác với kênh CBS, ông Blinken nói những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ tác động tới hoạt động xuất khẩu công nghệ quốc phòng cao cấp tới Nga.



Binh sĩ đặc nhiệm Ukraina tại một chốt an ninh giữa thành phố Slaviansk và Donetsk hôm 24/4. Ảnh: EFE


Tuy nhiên, Blinken nhấn mạnh rằng Washington sẽ không đáp ứng yêu cầu của Kiev về vũ khí, bất chấp việc quân đội Nga tập trận gần biên giới Ukraina.

"Dù Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraina, họ cũng không thể chống lại người Nga", Blinken thừa nhận.

Theo Blinken, Nhà Trắng sẽ tập trung vào việc hỗ trợ kinh tế cho Kiev. Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và nhiều nước khác sẽ cung cấp khoản vay 37 tỷ USD cho Ukraina.

Hôm 27/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố các nước G7 sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga vì chủ trương "gây bất ổn ở Ukraina".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động để người Nga thấy rằng những hành động gây bất ổn tại Ukraina phải ngừng", Obama phát biểu tại Kuala Lumpur trong chuyến thăm Malaysia.


Theo Zing

Hàn Quốc điều tra cảnh sát biển vì vụ tàu đắm


Nhà chức trách Hàn Quốc sẽ tìm bằng chứng về việc lực lượng cảnh sát biển không phản ứng kịp thời sau khi tàu Sewol chìm vào ngày 16/4 khiến hơn 300 người chết và mất tích.

Các nhà điều tra vụ tai nạn của tàu Sewol thông báo họ đã yêu cầu tòa án cho phép lục soát phòng Tình huống của lực lượng tuần duyên tại thành phố Mokpo, tỉnh Nam Jeolla vào ngày 28/4. Họ muốn biết lực lượng tuần duyên phản ứng đúng và kịp thời sau khi tàu gặp nạn hay không. Cơ quan công tố cũng sẽ điều tra để xác định lực lượng tuần duyên phản hồi như thế nào sau khi nhận cuộc gọi cầu cứu từ tàu Sewol, Korea Herald đưa tin.



Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc di chuyển gần vị trí tàu Sewol đắm hôm 27/4. Ảnh:Reuters


Dư luận chỉ trích phản ứng ban đầu của lực lượng tuần duyên sau khi giới truyền thông đưa tin nhân viên trực đường dây nóng hỏi một thiếu niên - người đầu tiên trên tàu gọi điện thoại để cầu cứu - về kinh độ và vĩ độ của tàu.

Cũng trong ngày 27/4, các công tố viên đã khám xét trụ sở của Trung tâm Dịch vụ Giao thông Jeju, tịch thu dữ liệu đàm thoại và video từ camera giám sát để tìm bằng chứng về hành vi lơ là trách nhiệm.

Thủy thủ đoàn liên lạc với Trung tâm Dịch vụ Giao thông Jeju chỉ vài phút sau khi hành khách gọi điện tới cảnh sát biển. Sau đó nhân viên trực tổng đài ở đây chuyển thông tin tới Trung tâm Dịch vụ Giao thông Jindo, bởi vị trí tàu đắm gần đảo Jindo hơn.

Ngoài ra, các công tố viên cũng bắt thêm 4 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Sewol vì họ bỏ tàu mà không giúp hành khách sơ tán. Như vậy, nhà chức trách đã bắt tổng cộng 15 thành viên thủy thủ đoàn, bao gồm cả thuyền trưởng. Cơ quan công tố đang xem xét khả năng buộc thuyền trưởng tội giết người.

Từ khi tàu Sewol chìm vào ngày 16/4, số người chết đã tăng lên 188 và 114 người vẫn mất tích.

Theo Zign